Bên cạnh hương vị tinh tế, thơm ngon, canh măng mực Bát Tràng còn mang ý nghĩa may mắn và cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết năm nay.
Theo quan niệm ăn mực cuối tháng ‘xả xui’, người dân Bát Tràng cho rằng món canh măng mực trong mâm cỗ sẽ giúp năm mới thêm may mắn. Vậy cách làm món ăn như thế nào? Hãy cùng Blogkhoedep.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Canh măng mực Bát Tràng – Món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ
Nguyên liệu làm món canh măng mực Bát Tràng
- 100g khô mực
- 100g măng khô
- 20g mỡ heo
- 250ml nước dùng gà
- Gia vị: Nước mắm, muối
Mẹo hay:
– Để chọn được những miếng mực khô thật thơm ngon, an toàn, bạn nên lưu ý chỉ chọn các miếng có phần lưng hồng tươi, bụng trắng hoặc vài vết đen, phần đuôi mực nhọn, thân thon dài, mềm dai, chắc tay và mang mùi hương đặc trưng của biển cả.
– Ngoài ra, khi chọn mua măng khô, bạn cũng nên lưu ý chỉ chọn các phần măng có màu vàng nhạt, hơi nghiêng hổ phách và đều nhau, bóng nhẹ, đốt măng ngắn, ít xơ cũng như khi sờ thì thấy miếng dày dặn, khô ráo.
Cách làm canh măng mực Bát Tràng
Bước 1 Sơ chế và luộc măng
Đầu tiên, măng mua về bạn đem ngâm trong nước sạch khoảng 8 tiếng để măng mềm ra rồi dùng dao để xé măng thành các sợi nhỏ. Sau đó, bạn chuẩn bị 1 nồi nước sôi, cho hết lượng măng vừa sơ chế và luộc trong khoảng 5 phút.
Khi nước trở nên đục ngầu thì bạn lấy măng ra, thay nước trong nồi và lặp lại như vậy tầm 8 lần để nước luộc không còn đục nữa.
Bước 2 Sơ chế mực khô
Ở bước này, bạn chà sạch mực khô với nước để loại bỏ các chất dơ, bụi bẩn bám trên bề mặt mực rồi ngâm trong nước khoảng 30 – 40 phút, sau đó vớt ra, để ráo và cắt thành các sợi nhỏ vừa ăn.
Mẹo hay: Để làm sạch mực hơn, bạn có thể ngâm mực bằng nước vo gạo, nước bia hoặc nước riềng nhằm giúp khử mùi tanh của khô mực hiệu quả.
Bước 3 Xào măng
Kế đến, bạn bắc chảo lên bếp, để lửa ở mức vừa rồi vào khoảng 10g mỡ heo, đến khi mỡ chảy ra, hơi sôi lăn tăn thì bạn cho thêm lượng măng khô đã luộc cùng 1 muỗng canh nước luộc gà, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh nước mắm, đảo đều để măng ngấm gia vị, săn lại rồi tắt bếp, sau đó để măng ra dĩa riêng.
Tìm hiểu thêm: Công thức làm bánh mì kem dâu ngọt lịm, dễ làm, bé thích mê
Bước 4 Xào khô mực cùng măng và hoàn chỉnh món ăn
Cũng gần như bước trên, bạn cho 10g mỡ heo còn lại vào chảo, khi mỡ sôi lăn tăn thì bạn cho lần lượt khô mực xé nhỏ, 1 muỗng canh nước luộc gà, 1 muỗng cà phê muối cùng 1 muỗng cà phê đường vào và xào sơ để mực săn lại.
Tiếp đến, bạn cho dĩa măng ở trên vào xào cùng cùng 2 muỗng canh nước luộc gà nữa rồi đảo đều khoảng 15 – 25 phút, đến khi măng và mực có màu cánh gián thì bạn cho hết lượng nước luộc gà còn lại vào chảo để ninh thêm tầm 45 phút, cuối cùng nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, tắt bếp và dọn ra thưởng thức.
Bước 5 Thành phẩm
Tuy có vẻ ngoài mộc mạc, dân dã, món canh măng mực Bát Tràng sẽ khiến bạn phải ngất ngây bởi sự hòa quyện tuyệt vời giữa mùi hương thơm ngát, vị mặn, đậm đà của mực biển phơi khô cùng chút giòn dai, sần sật của măng tươi, từ đó làm bạn chỉ cần ăn 1 lần là nhớ mãi không quên được.
Thưởng thức
Với những nguyên liệu tự nhiên, mộc mạc, món canh măng mực Bát Tràng lại dễ khiến người ta đắm say bởi hương vị tinh tế, đậm đà thật đặc biệt. Ngoài ra, khi canh được cúng cùng với các món ăn khác trong mâm cỗ Tết như xôi gấc, chả giò,… thì hẳn là năm mới sắp đến của gia đình bạn sẽ trở nên suôn sẻ, may mắn hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn làm nấm đông cô xào hạt sen ăn ngon chuẩn vị
Vậy là Blogkhoedep.edu.vn đã chỉ xong cho bạn cách làm canh măng mực Bát Tràng, món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ Tết rồi đó!! Hy vọng với bài viết này của Blogkhoedep.edu.vn, bạn sẽ có thể nhận được nhiều may mắn trong năm mới nhờ món ăn hấp dẫn, tinh tế này nhé!