Những sai lầm trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như chọn thực phẩm không phù hợp, chế biến thức ăn sai phương pháp hay bổ sung không dựa trên nhu cầu của trẻ dễ khiến cơ thể trẻ bị ảnh hưởng đồng thời không hấp thu được dưỡng chất như mong muốn.
Bổ sung dưỡng chất không đúng nhu cầu của trẻ
Nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng đối với mỗi bé là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển và thể trạng. Do đó, cha mẹ và người lớn cần tăng cường vitamin và các vi chất dựa trên trên nhu cầu mà trẻ cần thay vì lấy mức chuẩn làm căn cứ.
Bạn đang đọc: Những sai lầm cần tránh để việc bổ sung vi chất cho trẻ đạt hiệu quả
Cha mẹ cần tìm hiểu về vấn đề mà con mình gặp phải để cung cấp dưỡng chất phù hợp và giúp bé hấp thu hoàn toàn những chất bổ đó.
Đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chúng cần được ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D, A, photpho,… trong khi những trẻ có hệ miễn dịch yếu cần được bổ sung thêm vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng trước bệnh tật.
Trẻ sinh non có sức khỏe yếu, vấn đề dinh dưỡng cần phải được cực kì chú trọng. Lúc này, cơ thể em bé còn yếu nên mức dinh dưỡng mà trẻ cần cũng cao hơn những bé khác. Ngoài sữa mẹ, trẻ còn cần được cung cấp đủ canxi, kẽm, sắt, vitamin E… để tránh tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, tăng khả năng hấp thụ chất béo,…
Chọn thực phẩm không phù hợp
Theo vnexpress.net, chọn thực phẩm phù hợp là một khâu cực kì quan trọng, giúp trẻ bổ sung đúng và đủ những gì cơ thể cần. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan và không tìm hiểu một cách sâu sắc về vấn đề này. Bé có dạ dày yếu nhưng vì để bổ sung vitamin C mà mẹ lại cho uống nước cam mỗi ngày, điều này khiến hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày bé nói riêng rất dễ tổn thương. Đối với những loại trái cây chua, cần dùng sau bữa ăn và chia nhỏ với lượng vừa phải phù hợp với nhu cầu của bé.
Cần xây dựng cho bé thói quen ăn đúng giờ, đa dạng thực phẩm, không nên ăn vặt trước bữa ăn quá gần sẽ dẫn tới bé không muốn ăn vào bữa chính.
Không nên ép con ăn những thứ mà chúng không thích chỉ vì nghĩ rằng nó cung cấp khoáng chất mà bé cần để phát triển. Điều này dễ làm bé sợ ăn và trở nên biếng ăn. Thay vì bắt trẻ ăn những thực phẩm trẻ không thích để bổ sung dưỡng chất đang thiếu, cha mẹ có thể thay thế chúng bằng những thực phẩm khác cung cấp dưỡng chất tương tự. Ví dụ, vitamin C có trong cải bó xôi, rau ngót, súp lơ,… Trứng, đậu lăng, bơ, ngũ cốc,… thì giàu axit folic còn rau cải ngọt, rau dền, đậu phụ, yến mạch,… lại chứa hàm lượng canxi rất cao.
Tìm hiểu thêm: 2 cách làm bánh mì sandwich cuộn xúc xích và cuộn phô mai đơn giản cho bữa sáng
Một vấn đề khác nữa mà nhiều người đang gặp phải đó là chọn thực phẩm không phù hợp với độ tuổi của bé. Bé dưới 1 tuổi không nên ăn trứng, mật ong,… vì lúc này cơ thể bé chưa tiêu hóa được nhưng chúng lại là những thực phẩm rất tốt cho bé khi bé lớn hơn. Do đó, ngoài việc dựa trên tình trạng cơ thể và sở thích của bé, cha mẹ cũng nên cân nhắc đến lứa tuổi để chọn được thực phẩm hợp với bé.
Chế biến thực phẩm sai cách
Chế biến thực phẩm sai phương pháp không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm hao hụt, biến chất những chất dinh dưỡng sẵn có trong thực phẩm. Nếu mẹ biết cách nấu nướng phù hợp, những nguy cơ này sẽ được giảm thiểu, giúp bé hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn sau khi ăn uống.
Mỗi nhóm thức ăn có một đặc điểm và nguyên tắc chế biến khác nhau. Vitamin trong rau củ rất nhạy cảm với tác động nhiệt và bay hơi khi nấu, do đó mẹ nên chọn cách hấp hoặc luộc chúng thay vì nấu quá lâu trên bếp. Để giữ lại dưỡng chất tối đa, mẹ cũng không nên cắt thức ăn thành miếng quá nhỏ trước khi nấu, đun ở nhiệt độ quá cao hay mở nắp vung. Thay vì vậy, có thể nghiền hay xay nhỏ thức ăn sau khi đã nấu chín.
Đối với các thực phẩm giàu đạm và protein như thịt cá, phải nấu ở nhiệt độ từ 70-100oC.
>>>>>Xem thêm: Cách làm cá rô bí kho tiêu đậm đà, bắt cơm cực kỳ
Thêm một lưu ý quan trọng nữa mỗi món ăn sẽ phù hợp với các loại dầu khác nhau, không dùng dầu trộn salad cho mục đính chiên, xào vì nhiệt độ cao làm dầu dễ biến chất.
Cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt và rất nhạy cảm cảm, do đó, cha mẹ cần hạn chế tối đa những sai lầm khi chọn mua và chế biến thức ăn cho trẻ. Đặc biệt, nhớ phải cho trẻ ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.