Tiểu đường và huyết áp cao thì nên và không nên ăn gì? Sau đây, hãy cùng tìm hiểu chế độ ăn cho người tiểu đường và huyết áp cao để đẩy lùi nguy hiểm bạn nhé!
Tiểu đường và huyết áp cao là hai chứng bệnh rất nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Khi mắc phải hai bệnh trên, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Hôm nay, Blogkhoedep.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chế độ ăn phù hợp dành cho người tiểu đường và huyết áp cao. Cùng theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Chế độ ăn cho người tiểu đường và huyết áp cao để đẩy lùi nguy hiểm
1 Người bị tiểu đường và cao huyết áp nên ăn những thực phẩm gì?
Theo BS Nguyễn Huy Cường – Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết TW, một số người khi mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp có suy nghĩ nhịn ăn để giảm lượng đường huyết. Tuy nhiên, thay vì nhịn ăn, bạn nên cân nhắc đến việc thay thế thức ăn hằng ngày thành những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn. Sau đây là một số thực phẩm được khuyên dùng dành cho người tiểu đường và cao huyết áp:
Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp
Rau xanh
Các loại rau, đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm có tác dụng rất tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Ăn rau xanh không làm tăng lượng đường trong máu, ngược lại, chất xơ bên trong rau có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp, giảm đường huyết, kiểm soát mỡ máu và giảm tỷ lệ mắc phải biến chứng tim mạch.
Rau màu xanh đậm rất giàu chất xơ và kali
Bên cạnh đó, những loại rau có màu xanh đậm rất giàu kali, một loại dưỡng chất rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Sau khi được hấp thu, kali sẽ giúp trung hòa lượng natri bên trong cơ thể chúng ta và thải ra ngoài thông qua hoạt động bài tiết giúp chúng ta hạ huyết áp xuống mức ổn định.
Trái cây
Trái cây vẫn luôn được xem là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là các loại trái cây ít ngọt và giàu dinh dưỡng như táo, cam, dâu tây,… Tương tự như rau xanh, các loại trái cây này không gây tăng đường huyết mà còn hỗ trợ làm thuyên giảm bệnh nhờ các dưỡng chất như chất xơ, vitamin, kali,…
Chuối là nguồn cung cấp kali tuyệt vời cho người bệnh cao huyết áp và tiểu đường
Đặc biệt, bạn nên bổ sung thêm chuối vào bữa ăn hằng ngày. Như đã nói ở trên, kali rất tốt cho người bệnh cao huyết áp. Thông thường, một quả chuối có thể chứa đến 420g kali. Một nguồn cung cấp kali lý tưởng có phải không nào? Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chuối, tránh gây ảnh hưởng đến thận, chỉ nên ăn tối đa là 2 quả/ngày thôi nhé!
Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Theo báo Dân Trí, Người bệnh tiểu đường và huyết áp cao thì nên hạn chế chất béo, đó là điều chúng ta thường nghe nói. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng như vậy. Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu cá, dầu mè,… đều có tác dụng rất tốt trong hạ lượng cholesterol trong máu, kiểm soát lượng đường huyết, ổn định huyết áp.
Dầu đậu nành cung cấp chất béo không bão hòa cho cơ thể bạn
Sữa không đường, tách kem và các sản phẩm từ loại sữa này
Điều đầu tiên cần phải nói khi nhắc đến sữa chính là canxi và vitamin D. Sữa và các sản phẩm từ sữa đều rất giàu 2 dưỡng chất này. Canxi có hiệu quả hỗ trợ thúc đẩy co giãn tim và vitamin D có hiệu quả thúc đẩy sản xuất axit nitric, một loại hoạt chất giúp bình ổn huyết áp.
Sữa chua cung cấp nhiều dưỡng chất tốt giúp bình ổn huyết áp
Sữa chua là sản phẩm từ sữa vừa thơm ngon lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Ngoài hai dưỡng chất đã kể trên, sữa chua còn chứa probiotics, một loại hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men, có tác dụng kiểm soát huyết áp rất hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gây tăng đường huyết, bạn nên đảm bảo các thực phẩm trên không chứa đường nhé!
2 Những thực phẩm không nên bổ sung khi bị tiểu đường và huyết áp cao
Ngoài việc ăn các thực phẩm có lợi, bạn cũng cần phải chú ý hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm không tốt cho bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao. Hãy cẩn thận, đừng để sự thèm ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Sau đây là một số thực phẩm bạn nên tránh hoặc giảm bớt khi mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao:
Tìm hiểu thêm: Cách làm nấm linh chi xào tiêu đen cay nồng cho ngày mưa
Tránh ăn những món chứa các chất gây tăng huyết áp và lượng đường trong máu
Muối ăn
Nếu bạn là một người thích ăn mặn thì đây là lúc bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thành phần chính của muối là natri, khi được hấp thu, natri có thể gây co động mạch khiến huyết áp tăng cao. Việc ăn nhiều muối còn khiến cơ thể khó loại bỏ chất béo, tăng lượng mỡ trong máu.
Ăn nhiều muối rất không tốt cho người cao huyết áp, tiểu đường
Thức ăn đóng hộp
Thức ăn đóng hộp cũng là một trong những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường, huyết áp cao nên tránh. Hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều chứa một lượng muối lớn vừa giúp bảo quản thực phẩm vừa gia tăng hương vị. Như đã nói ở trên, ăn muối quá nhiều sẽ không tốt cho người bệnh.
Thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều muối và hạt nêm
Bên cạnh đó, thực phẩm đóng hộp cũng chứa nhiều hạt nêm. Tuy không mặn như muối nhưng hạt nêm cũng chứa rất nhiều natri. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng loại gia vị này cũng như các thực phẩm chứa lượng lớn gia vị như thực phẩm đóng hộp.
Các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
Chất béo chuyển hóa thường gặp trong các món chiên, rán, nướng,..Trong khi đó, chất béo bão hòa thường có trong mỡ, nội tạng động vật, bơ, phô mai,… Cả 2 loại chất béo trên đều có thể gây tăng lượng cholesterol trong máu, tăng lượng đường huyết, khiến bạn dễ bị cao huyết áp và cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Các món chiên, rán chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa
Các loại đồ uống chứa chất kích thích
Người mắc các bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên tránh tất cả các loại nước uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà đặc,… Những chất kích thích bên trong các loại thức uống này có thể khiến tim đập nhanh, dễ kích động và tăng huyết áp. Cà phê và trà đặc có thể khiến bạn khó ngủ, cũng là một nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Uống nhiều cà phê gây khó ngủ, tim đập nhanh, dễ tăng huyết áp
3 Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường và cao huyết áp
Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điều khi xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: 100g gỏi gà bao nhiêu calo? Ăn gỏi gà có béo (mập) không?
Người bệnh tiểu đường, huyết áp cao cần có một chế độ ăn phù hợp
- Hạn chế ăn mặn, giảm các loại gia vị.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ và kali.
- Sử dụng dầu thực vật, dầu cá hoặc các loại dầu sử dụng chất béo không bão hòa để nấu ăn.
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa chất kích thích.
- Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh đường tăng đột ngột.
- Kết hợp chế độ ăn và thuốc điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Vậy là Blogkhoedep.edu.vn đã trình bày xong các loại thực phẩm nên và không nên ăn đối với người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp rồi. Mong rằng bài viết sẽ mang đến các thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.