Ngủ theo độ tuổi – Có hay không?


Một giấc ngủ ngon mang lại nhiều năng lượng tích cực để hoạt động hiệu quả. Bên cạnh những yếu tố tác động bên ngoài, bạn có thắc mắc liệu độ tuổi có ảnh hưởng đến thời gian ngủ hàng ngày của chúng ta không?  Hãy cùng Bách hoá XANH tham khảo bài viết sau để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!

Bạn cho rằng ngủ 7-8 giờ là đủ? Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói rằng điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế, thời gian ngủ của mỗi người còn phụ thuộc vào độ tuổi và sức khoẻ của họ. Nếu ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Kiệt sức do thiếu ngủ.

Dấu hiệu trầm cảm do thần kinh căng thẳng quá nhiều.

Xuất hiện các bệnh liên quan đến mắt.

Bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường.

Chức năng hormone trong cơ thể thay đổi.

Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ?

Ngủ theo độ tuổi – Có hay không?
Mỗi độ tuổi có một thời gian ngủ khác nhau

Theo Tổ chức Quốc gia về Hỗ trợ giấc ngủ và Tự đánh giá, chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tình trạng sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người. Tổ chức đã thực hiện một cuộc nghiên cứu với 18 chuyên gia để xác định thời gian ngủ đủ của mỗi người và sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Nhóm chuyên gia đã tiến hành thiết lập một bảng thống kê thời gian ngủ trên tất cả các độ tuổi từ trẻ em đến trẻ vị thành niên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi có mối liên hệ mật thiết đến sức khoẻ và khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Các chuyên gia đã đưa ra bảng thống kê về thời gian ngủ đủ cho các độ tuổi như sau:

Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: 14 – 17 giờ

Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: 12 – 15 giờ

Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ

Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ

Trẻ từ 6 – 13 tuổi: 9 – 11 giờ

Trẻ từ 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ

Người từ 18 – 25 tuổi: 7 – 9 giờ

Người từ 26 – 64 tuổi: 7 – 9 giờ

Người trên 65 tuổi: 7 – 8 giờ

Thời gian ngủ của người lớn tuổi ngày càng giảm đi do nhu cầu ngủ để phục hồi chức năng cơ thể không còn nhiều. Ngược lại, trẻ em từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ nhiều để nuôi dưỡng cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý điều chỉnh đồng hồ sinh học cho giấc ngủ sao cho phù hợp với từng độ tuổi nhé.

Làm thế nào để ngủ ngon hơn?

Ngủ theo độ tuổi – Có hay không?

Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể nạp đầy đủ năng lượng cho ngày mới hoạt động hiệu quả. Nếu không ngủ đủ giấc hay giấc ngủ không sâu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và điều này còn ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, hãy thử thực hiện các phương pháp sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhé:

Thay đổi màu sắc và cách bố trí phòng ngủ tạo cảm giác dễ chịu.

Không nên uống cà phê, đặc biệt trước khi ngủ vào buổi tối.

Không nên uống bia, rượu.

Thay đổi chế độ ăn phù hợp và chỉ ăn nhẹ trước khi ngủ.

Thiết lập đồng hồ sinh học cho giấc ngủ.

Thực hiện một vài động tác thư giãn để ngủ ngon hơn.

Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quyết định năng suất hoạt động của chúng ta. Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, bạn nên chú ý đến thời gian ngủ cũng như thực hiện những phương pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Nếu chứng mất ngủ kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để tìm ra liệu pháp điều trị thích hợp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *