Sau khi chưng Tết xong đừng vội bỏ quả phật thủ mà hãy tận dụng để làm 4 món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng theo công thức dưới đây nha. Cùng theo dõi nhé!
Quả phật thủ vàng ươm, có hình dạng như bàn tay Phật mang ý nghĩa tâm linh bảo bọc gia chủ tránh khỏi tà mà, mang đến may mắn nên được nhiều người mua về chưng trong dịp Tết.
Bạn đang đọc: Tận dụng quả phật thủ chưng Tết làm 4 món ăn vừa ngon vừa bổ
Sau khi chưng Tết xong cũng đừng vội vứt đi mà thử làm 4 món ăn sau, đảm bảo vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
1Mứt phật thủ
Chế biến
30 phút Chuẩn bị
30 phút Dành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu làm món mứt phật thủ
- 2 trái phật thủ
- 600g đường trắng
Cách làm món mứt phật thủ
Bước 1: Rửa sạch trái phật thủ với nước, sau đó để ráo lau thật khô.
Bước 2: Thái phật thủ thành hạt lựu, kích thước khoảng 1cm.
Bước 3: Luộc phật thủ ở lửa trung bình, sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa xuống, mở nắp và tiếp tục đun thêm 30-40 phút. Bước này giúp loại bỏ vị the, đăng đắng đặc trưng của loại quả này. Sau khi luộc xong, vớt ra rổ để ráo nước.
Cách làm món mứt phật thủ
Bước 4: Ướp phật thủ với đường trong 15 phút để đường tan bớt. Sau đó cho lên bếp sên ở lửa trung bình, đảo đều để đường thấm vào phật thủ. Sên đến khi miếng phật thủ trở nên trong, nước đường kẹo lại sền sệt thì tắt bếp.
Bước 5: Vớt mứt ra rây để mứt nguội và rút bớt nước đường sau đó bảo quản trong lọ kín trong tủ lạnh ở ngăn mát.
Lưu ý: Nếu muốn ăn mứt khô hơn, bạn có thể đổ mứt ra một mâm đường trắng, dùng đũa đảo đều để đường áo đều miếng mứt. Sau đó, rây lại bằng rổ và để qua đêm để đường bám chặt vào mứt. Cũng bảo quản mứt khô trong lọ kín và ở ngăn mát.
Bước 6: Thành phẩm
Mứt phật thủ dẻo ngọt, có vị hăng hăng the the rất ngon mà không quá gắt cổ lại chữa ho, đau họng, đầy hơi rất tốt.
2Cháo phật thủ
Chế biến
30 phút Chuẩn bị
30 phút Dành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu làm món cháo phật thủ
- 10-15g phật thủ
- 60-80g gạo
- Gia vị: Đường
Cách làm món cháo phật thủ
Bước 1: Phật thủ sau khi rửa sạch, đun sôi với nước sau đó lọc phần bã chỉ lấy nước. Dùng nước nấu phật thủ để nấu cháo như bình thường.
Bước 2: Khi cháo chín, hạt gạo nhừ mềm, nở đều, nêm đường vào tùy theo khẩu vị. Đun đến khi cháo sôi trở lại có thể dùng được rồi.
Bước 3: Thành phẩm
Món này tuy đơn giản nhưng hương vị ngòn ngọt dễ ăn, rất thơm mùi phật thủ lại hỗ trợ điều trị ho, sốt, tức ngực do tràn dịch màng phổi.
Tìm hiểu thêm: Cách làm cá thu kho mía cực đưa cơm, ăn hoài không chán
3Trà phật thủ
Chế biến
30 phút Chuẩn bị
30 phút Dành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu làm trà phật thủ
- 1 trái phật thủ
Cách làm trà phật thủ
Bước 1: Sau khi rửa sạch phật thủ, thái thành từng lát mỏng, đem phơi khô.
Bước 2: Mỗi ngày dùng 4 – 8g phật thủ khô đem nấu với nước từ 10 – 15 phút, dùng như trà bình thường.
Bước 3: Thành phẩm
Trà phật thủ ấm nóng, thơm lừng có vị hơi hăng nhẹ lại hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả.
4Ruột lợn hầm phật thủ
Chế biến
30 phút Chuẩn bị
30 phút Dành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu làm món ruột lợn hầm phật thủ
- 300g ruột non
- 50g phật thủ
- Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm
Cách làm món ruột lợn hầm phật thủ
Bước 1: Ruột non làm sạch, bóp muối cho hết mùi tanh sau đó rửa sạch với nước. Phật thủ rửa sạch cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 2: Hầm chung phật thủ và ruột non với các gia vị như 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng hạt nêm. Sau khi hầm xong nêm lại cho vừa miệng.
Bước 3: Thành phẩm
Ruột non mềm ngọt, dai giòn, nước dùng đậm đà, ấm nóng thơm thoang thoảng rất hợp dùng khi phụ nữ bị các bệnh phụ khoa như huyết trắng, khí hư.
>>>>>Xem thêm: Gạo lứt muối mè, ăn càng nhiều giảm cân càng nhanh
Thật không ngờ quả phật thủ có thể làm ra nhiều món ngon và tốt cho sức khỏe. Nhớ lưu lại các công thức trên để Tết này áp dụng nhé.