Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số bệnh tiểu đường tuýp 2. Bỏ túi ngay những chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 được Hiệp hội Y tế khuyến cáo ngay nhé!
Việc cân bằng dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày liên quan rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường loại 2. Ở bài viết này, Blogkhoedep.edu.vn sẽ gợi ý các chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được WHO khuyến cáo.
Bạn đang đọc: Những chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 được Hiệp hội Y tế khuyến cáo
1 Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và dễ mắc bệnh nhất hiện nay. Tiểu đường còn gọi đái tháo đường, nó xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao hơn mức thông thường. Tuy nhiên, đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì cơ thể bệnh nhân không thể tự sản xuất hay sử dụng insulin.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và dễ mắc bệnh nhất hiện nay
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường tuýp 2 là do gan, mỡ và các tế bào trong cơ thể không có phản ứng với insulin, đây là hiện tượng kháng insulin.
Từ đó, glucose không thể đi vào tế bào để giúp cơ thể dự trữ năng lượng vì vậy sẽ làm tăng lượng đường glucose trong máu gây ra tình trạng tăng đường huyết. Có 2 lý do chủ yếu khiến hiện tượng này xảy ra.
Béo phì và những người ít vận động rất dễ bị tiểu đường tuýp 2
Thứ nhất do béo phì, chất béo và calo dư thừa trong cơ thể làm rối loạn hoạt động sử dụng insulin trong cơ thể đúng cách từ đó gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nguyên nhân này thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, những đối tượng béo phì và ít vận động cũng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn những người bình thường.
Di truyền cũng là yếu tố quyết định bạn có bị tiểu đường hay không
Thứ 2 là do di truyền, nếu trong gia đình bạn có ai bị bệnh tiểu đường thì bạn cũng có khả năng bị bệnh tiểu đường khá cao.
2 Những chế độ ăn phù hợp cho người bị tiểu đường tuýp 2
Nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì việc cần thiết nhất chính là cơ thể khỏe mạnh cùng với việc điều chỉnh lượng đường.
Ngoài tập luyện thể thao thì chế độ ăn uống phù hợp cũng quan trọng. Dưới đây là các chế độ ăn mà những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên nắm.
Chế độ DASH
Chế độ DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là chế độ ăn uống giúp ngăn chặn huyết áp được xây dựng dành riêng cho người bị huyết áp cao và cần giảm đường huyết. Chế độ ăn này đã được kiểm nghiệm và cho thấy được khả năng tăng mức độ nhạy cảm insulin trong cơ thể lên đến 50%.
Chế độ DASH xây dựng dành riêng cho huyết áp, giảm đường huyết
Hơn nữa, chế độ ăn này không quá cầu kỳ hay yêu cầu thực phẩm đặc biệt, nó đảm bảo mọi thành viên trong nhà đều có thể áp dụng. Chế độ ăn DASH yêu cầu trong bữa ăn cần đảm bảo 4 tiêu chí như sau:
- Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, cá (để bổ sung omega-3) cùng các loại hạt.
- Tăng cường lượng rau củ, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít béo để đảm bảo chất xơ cung cấp cho cơ thể.
- Hạn chế việc dùng muối, đồ ngọt và các loại thịt đỏ.
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt béo, các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ.
Chế độ ăn chay (vegetarian) hoặc thuần chay (vegan)
Chế độ ăn thuần chay gồm các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, còn ăn chay có thể thêm các sản phẩm từ động vật như trứng, sữa hoặc phô mai.
Tìm hiểu thêm: Cách làm cà phê trứng thơm ngon, độc lạ, không bị tanh tại nhà
Hai chế độ ăn chay đều nhấn mạnh tiêu thụ protein từ thực vật
Hai chế độ ăn này nhấn mạnh tiêu thụ protein từ thực vật như các loại đậu hạt, ngũ cốc và dinh dưỡng từ các loại trái cây, rau quả khác nhau. Từ đó giảm cholesterol và mỡ xấu, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ ADA đã thêm 2 chế độ ăn này vào danh mục kế hoạch dinh dưỡng cho người đái tháo đường type 2.
Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet)
Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet) tập trung tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh như cá, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau, hạn chế ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ), chất béo bão hòa, các sản phẩm từ sữa hay đồ ngọt.
Chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ giúp giảm sự kháng insulin và thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả.
Báo cáo nghiên cứu về chế độ ăn này vào 2014 của nhóm 3 nhà khoa học Michael Georgoulis, Meropi D. Kontogianni và Nikos Yiannakouris cho thấy rằng việc áp dụng chế độ ăn này cho những người tiểu đường type 2 thì lượng đường huyết của họ có xu hướng thấp hơn so với người theo chế độ ăn thông thường.
Từ đó chỉ ra rằng những người ăn theo kiểu Địa Trung Hải sẽ giúp giảm sự kháng insulin và thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả.
Chế độ ăn low-carb (LCD)
Chế độ ăn low-carb (LCD) không chỉ giúp giảm béo phì mà còn hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường. Chế độ này có hai dạng:
Ăn ít tinh bột giúp giảm lượng đường, chất béo và hạ huyết áp
Dạng thứ 1 là ăn ít carbohydrate (Very Low Carbohydrate Diet – VLCD), ăn càng ít carbohydrate thì càng giảm lượng A1C ( một hoạt chất gây biến chứng tiểu đường), mức triglycerid (chất béo trong huyết thanh) và hạ huyết áp. Tuy nhiên, chế độ này bạn chỉ được phép dùng từ 20 – 50 gram carbohydrate (tương đương một vài mẩu bánh mì).
Dạng thứ 2 là chế độ ăn low-carb (LCD) thì nhẹ nhàng hơn xíu, ở chế độ này bạn được dùng từ 25 – 40% lượng carb hằng ngày so với chế độ ăn tiêu chuẩn của ADA cũ (50% carb).
>>>>>Xem thêm: Cách làm khoai tây chiên phô mai giòn thơm lừng, béo ngậy, ăn là mê
Chế độ LCD được ADA khuyến nghị cho người tiểu đường
Khá giống như DASH, chế độ LCD chủ yếu chú trọng thực vật không chứa tinh bột như xà lách, bông cải xanh…, dùng chất béo từ thực vật.
Tuy vậy, LCD khác với DASH là cho phép dùng chất béo từ động vật và protein dưới dạng thịt nạc, thịt gia cầm và cá, nhưng lại không được sử dụng các loại thịt, trứng hay phô mai có vị béo hơn.
Chế độ ăn LCD được tổ chức chăm sóc y tế của ADA năm 2019 bổ sung vào chế độ ăn uống khuyến nghị cho người tiểu đường type 2.
Bên trên là một số thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 2 và những chế độ ăn khoa học, hợp lý dành cho những bệnh nhân này. Mong qua bài viết, các bạn hiểu thêm về căn bệnh tiểu đường tuýp 2 và chia sẻ chế độ ăn tốt cho người thân và bạn bè bị căn bệnh này nhé.